skip to main content

Duy trì danh tiếng về sự liêm chính

Khi vụ kiện khiến giao dịch kinh doanh bị tạm ngừng, Cargill chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình và chấp nhận hậu quả.

January 01, 2015

Năm 1998, Cargill bán cơ sở hạt giống quốc tế của mình cho Monsanto và công bố các kế hoạch tiếp tục bán doanh nghiệp hạt giống ở Bắc Mỹ. Trước khi có thể hoàn tất giao dịch bán, Pioneer Hi-Bred đã đệ đơn kiện chống lại Cargill, tuyên bố Cargill đã đánh cắp tài sản trí tuệ của mình ở dạng mầm nguyên sinh hoặc mô hạt. Những lời cáo buộc dẫn đến sự nghi ngờ về tính liêm chính của Cargill và khiến danh tiếng kinh doanh trung thực, có đạo đức của Cargill có nguy cơ sụp đổ.

Sau khi Pioneer Hi-Bred đệ đơn kiện, Cargill bắt đầu một cuộc điều tra nội bộ chuyên sâu, cuộc điều tra cho thấy rằng thực ra, một nhân viên của Cargill, đã từng làm việc tại Pioneer Hi-Bred, đã sai lầm khi đưa nguyên liệu của người chủ cũ vào chương trình nhân giống ngô của Cargill. Luật sư tư vấn độc lập đề nghị Cargill không thừa nhận hành vi sai trái và đi đến một sự dàn xếp. Nhưng tuân thủ cam kết lâu nay của công ty về tính liêm chính và đạo đức, các giám đốc điều hành của Cargill đã từ chối lời đề nghị.

Robert Lumpkins, giám đốc tài chính của Cargill và Frederic Corrigan, phó chủ tịch điều hành của công ty đã tiếp cận trực tiếp Pioneer Hi-Bred trong một nỗ lực chia sẻ kết quả của cuộc điều tra và làm những điều đúng đắn. “Các giám đốc điều hành của Pioneer đã không nói nên lời” Jeffrey Skelton, một luật sư của Cargill được giao cho vụ kiện này nhớ lại. “Công khai thừa nhận Cargill đã phạm sai lầm không phải là một điều gì đó mà các luật sư bên ngoài của chúng tôi có thể hiểu được”.

Cargill đã đồng ý hủy nguyên liệu bất hợp pháp trong chương trình nhân giống ngô của mình, đền bù cho Pioneer Hi-Bred 100 triệu đô la Mỹ tiền bồi thường thiệt hại trong quá khứ và nộp lệ phí cấp giấy phép để sử dụng các nguyên liệu này trong tương lai. Cargill cũng thông báo cho Monsanto, công ty đã mua các cơ sở quốc tế của mình, rằng một số nguyên liệu có thể đã được đưa vào sản phẩm của mình. Sau khi tạm ngừng giao dịch bán hàng của các cơ sở ở Bắc Mỹ trong quá trình diễn ra vụ kiện, Cargill đã bán doanh nghiệp cho người mua khác vào năm 2000.

Phản ánh về thách thức này, CEO Ernie Micek đã viết một bức thư ngỏ cho công ty, thúc giục mỗi nhân viên tuân thủ Nguyên Tắc Hướng Dẫn của Cargill—trong đó nêu lên bảy ý tưởng chính hình thành nền tảng quy tắc ứng xử của công ty. Ông viết: “Khi sự cố này qua đi, nó sẽ chứng minh rằng Cargill đã thẳng thắn đối diện với vấn đề và có hành động thích hợp”. “[Đó là] một công ty mà tất cả chúng ta có thể tự hào”.

Skelton, nhân viên tiếp tục làm việc với Cargill cho tới ngày hôm nay, vẫn còn nhớ rõ thời điểm anh hiểu ra rằng một giải pháp pháp lý cứng rắn không phải lúc nào cũng là cách giải quyết đúng đắn. Ông nhớ lại: “Cuối cùng, đạo đức của chúng tôi đã cho phép vụ tranh chấp được giải quyết theo cách tích cực. Chứng kiến một ví dụ điển hình như thế này đã dạy cho tôi về những giá trị đích thực của Cargill."