skip to main content

Chương trình trao quyền ở Ấn Độ 

Hợp tác với CARE, Cargill nỗ lực phá vỡ vòng đói nghèo cùng cực ở vùng Kutch của Ấn Độ. 

January 01, 2015

Bao quanh là Biển Ả Rập và Vịnh Kutch, quận Kutch (Kachchh), Ấn Độ, là một vùng rất dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và động đất. Mặc dù 30% dân số của vùng này là thành thị, cuộc sống ở các thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các trận động đất gần đây, đa số cư dân sống trong các vùng nông thôn, với 40% bị coi là suy dinh dưỡng cộng với 25% dân số sống trong những điều kiện nghèo đói cùng cực.

Nhằm cải thiện điều kiện trên toàn quận, Cargill đã thực hiện một cách tiếp cận dài hạn, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề phức tạp như sự bền vững về tài chính và an ninh lương thực. Tài trợ gần 3 triệu đô la Mỹ với tư cách là nhà tài trợ duy nhất của một dự án 5 năm với tổ chức phi lợi nhuận CARE, Cargill đã giúp triển khai K-LEAP (Dự Án Cải Tiến Giáo Dục Sinh Kế tại Kutch) vào năm 2008, một chương trình chú trọng vào 3 sáng kiến: hỗ trợ nông dân, trao quyền cho phụ nữ và giáo dục trẻ em.

Thông qua K-LEAP, nông dân có cơ hội tiếp cận với các trung tâm dịch vụ nông nghiệp và cơ sở thu mua sữa, thúc đẩy tăng 50% năng suất nông nghiệp và tăng 182% lương cho người sản xuất sữa.

“Phụ nữ mang đến sự thay đổi cho gia đình. Khi bạn làm việc gì đó cho phụ nữ, sau đó họ sẽ làm việc đó cho gia đình [của họ].”
— Veena Padina, Giám Đốc Chương Trình cho Bang Gujarat, CARE

Nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ, K-LEAP hỗ trợ 400 nhóm tự trợ giúp gồm 5.000 thành viên. Bằng việc cung cấp chương trình đào tạo về tài chính và kinh doanh, các nhóm này đã giúp hơn 1.600 phụ nữ tạo thu nhập cho chính họ.

Với hoạt động giáo dục còn hạn chế dành cho trẻ em nam (và thường không tồn tại cho trẻ em nữ), K-LEAP nỗ lực cải thiện chất lượng và tạo sự công bằng ở các trường học. Chương trình tài trợ sách giáo khoa mới, hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo cho hơn 3.000 giáo viên.

Hiện nay, K-LEAP đang đạt được các mục tiêu của chương trình, tác động tích cực tới hơn 9.000 hộ gia đình ở hơn 225 ngôi làng trong khắp Kutch. Hơn 70.000 trẻ em nam và nữ hiện đang thường xuyên tới lớp, học các kỹ năng mà cuối cùng sẽ trao quyền cho các em phá vỡ vòng đói nghèo trong cuộc đời của chính các em.