skip to main content

Chương Trình Đề Xuất của Cargill khơi nguồn giải pháp mới 

Nhằm khuyến khích nhân viên chia sẻ những ý tưởng độc đáo của họ, công ty giới thiệu một chương trình cải thiện hoạt động và làm phong phú tinh thần.

January 01, 2015

Vào cuối những năm 1940, Cargill đã tìm kiếm những quan điểm mới mẻ nhằm phát triển văn hóa công ty và cải thiện hoạt động. Phó Chủ Tịch Điều Hành Austen Cargill đã đề xuất một chương trình mà ông tin rằng có thể hoàn thành được cả hai mục tiêu này.

Ngày 13 tháng 4 năm 1948, Chương Trình Đề Xuất của Cargill đã ra mắt. Chương trình được triển khai trong toàn bộ công ty đã khuyến khích nhân viên suy nghĩ tiến bộ và đề xuất ý tưởng cho những thay đổi sẽ giúp Cargill trở thành một công ty sáng tạo và hoạt động hiệu quả hơn. Ý kiến đề xuất cũng đa dạng như các lĩnh vực chuyên môn của Cargill, từ những ý tưởng về sản phẩm mới cho tới các phương pháp cắt giảm chi phí.

Bất cứ khi nào có ý tưởng hay nảy sinh trong đầu, nhân viên được khuyến khích viết ra và gửi kế hoạch đề xuất của họ vào hộp thư đề xuất. Những đề xuất qua được vòng đánh giá của ban cố vấn đã được giao cho một nhóm điều tra, nhóm này cân nhắc những điểm mạnh và điểm yếu đồng thời đánh giá tính khả thi và chi phí thực hiện.

Trong 4 năm đầu, Chương Trình Đề Xuất của Cargill đã thu hút được 3.819 ý kiến đề xuất, gần 1/3 số đề xuất đó đã được công ty áp dụng nhằm tăng cường hiệu quả và giảm chi phí. Nhân viên không chỉ hài lòng khi thấy những đóng góp của họ được áp dụng vào thực tiễn nhằm mang lại lợi ích cho công ty, họ còn nhận được phần thưởng bằng tiền dựa trên thành công như mong đợi của khái niệm mà họ đề xuất.

Nhiều thập kỷ sau, vào năm 2014, công ty đã phát triển một chương trình tương tự như Chương Trình Đề Xuất của Cargill: Ý Tưởng Cải Tiến, được nhiều người biết đến với tên i2i . Sáng kiến này đã khơi gợi được hàng ngàn ý tưởng độc đáo phản ánh việc mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu của công ty.

Nhiều ý kiến đề xuất đã dẫn đến những cải tiến lớn cho các doanh nghiệp hoạt động ở các nước trên khắp thế giới. Ví dụ như tại Đức, một nhân viên đã đề xuất giải pháp tăng năng suất ở nhà máy sản xuất dầu hạt cải của Cargill, nhà máy này đang giảm công suất hoạt động do hiện tượng nổi bọt trong quá trình chế biến. Nhờ sử dụng hệ thống mới này, Cargill đã có thể tăng đáng kể tốc độ chế biến.

Ở Texas, nhóm giải pháp kinh doanh thịt của Cargill đã được hưởng lợi từ chương trình sau khi đề nghị nhân viên của doanh nghiệp cho ý kiến đề xuất về tiết kiệm nước thông qua i2i . Nhóm này đã đề xuất 283 ý tưởng chỉ trong 2 tháng. Ba mươi đề xuất trong số này đã được áp dụng vào thực tiễn, cắt giảm chi phí và tiết kiệm cho nhà máy chế biến thịt bò này hơn 11,7 triệu ga-lông nước mỗi năm.

“Chiến dịch này cho nhân viên thấy rằng chúng ta rất nghiêm túc với việc tạo dựng một nền văn hóa trong đó ý tưởng của họ được coi trọng.”— Paul Hiemenez, Phó Chủ Tịch chuyên trách mảng Sáng Kiến Thương Hiệu Mới, Giải Pháp Thịt của Cargill

Khi Austen Cargill lần đầu đề nghị nhân viên cho biết ý tưởng hay nhất của họ nhằm trợ giúp công ty vào năm 1948, có thể ông không hề nghĩ rằng chương trình này sẽ có tác động lớn lao trong suốt gần 70 năm sau. Từ khi bắt đầu, Chương Trình Đề Xuất của Cargill, sau đó là i2i, đã cải thiện các biện pháp thực tiễn kinh doanh, tiết kiệm được hàng triệu đô la và bảo tồn tài nguyên. Và quan trọng hơn cả, chương trình này đã phát huy được tính sáng tạo của nhân viên Cargill, vận dụng ý tưởng của họ để đạt được những cấp độ thành công mới